Tự doanh CTCK mua ròng khớp lệnh gần 1.100 tỷ đồng ở sàn HoSE trong tháng 7


Thị trường chứng khoán hồi phục trở lại trong tháng 7 sau khi biến động tiêu cực của cả 3 tháng trong quý II. Kết thúc phiên giao dịch Cuối cùng của tháng 7, VN-Index đứng ở mức 1.206,33 điểm, tương ứng tăng 8,73 điểm (0,73%) so với tuần trước. HNX-Index cũng tăng 10,93 điểm (3,94%) lên 288,61 điểm, tương tự, UPCoM-Index tăng 1,03 điểm (1,16%) lên 89,61 điểm.

trong khi khối ngoại giao dịch tiêu cực thì dòng vốn từ khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) có biến động tích cực trở lại. Cụ thể, khối tự doanh thực hiện mua vào 210,3 triệu cổ phiếu, trị giá 6.748 tỷ đồng, trong khi bán ra 183 triệu cổ phiếu, trị giá 5.986 tỷ đồng. Tổng trọng lượng mua ròng ở mức hơn 27 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị mua ròng là 762 tỷ đồng.

Riêng sàn HoSE, khối tự doanh mua ròng trở lại 740 tỷ đồng, tương ứng trọng lượng 26,5 triệu cổ phiếu. Nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh, dòng vốn này mua ròng 1.079 tỷ đồng.

Ở sàn HNX, khối tự doanh bán ròng nhẹ với hơn 24 tỷ đồng, trong khi đó, dòng vốn này mua ròng khoảng 46 tỷ đồng ở sàn UPCoM.

Tự doanh CTCK mua ròng khớp lệnh gần 1.100 tỷ đồng ở sàn HoSE trong tháng 7 - Ảnh 1.

10 cổ phiếu giá trị mua, bán ròng mạnh nhất của khối tự doanh.

Chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND được khối tự doanh mua ròng mạnh nhất với giá trị lên đến 652 tỷ đồng. GEX và TCB đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 175 tỷ đồng và 145 tỷ đồng. STB và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 cũng đều được mua ròng trên 100 tỷ đồng. trong khi đó, MWG bị bán ròng mạnh nhất với 195 tỷ đồng. Hai chứng chỉ quỹ FUESSVFL và FUEKIV30 bị bán ròng lần lượt 145 tỷ đồng và 133 tỷ đồng. PNJ cũng bị bán ròng trên 100 tỷ đồng.

Trái ngược với khối tự doanh, khối ngoại bán ròng 1.025 tỷ đồng trên toàn thị trường chứng khoán trong tháng 7. Ở sàn HoSE, khối ngoại chấm dứt chuỗi 3 tháng mua ròng liên tiếp và bán ròng trở lại 404 tỷ đồng, tương ứng trọng lượng 24,6 triệu cổ phiếu.

Khối ngoại sàn HoSE mua ròng mạnh nhất mã KDC với 904 tỷ đồng, trong đó hầu hết được thực hiện thông qua phương thức thỏa thuận. VNM đứng thứ hai trong danh sách bán ròng với giá trị 521 tỷ đồng. STB và MWG đều được mua ròng trên 200 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND bị bán ròng mạnh nhất với 751 tỷ đồng. HPG và VHM đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 558 tỷ đồng và 493 tỷ đồng. NVL cũng bị bán ròng trên 400 tỷ đồng.


— Bài viết lấy từ Cafef —

Tin Mới

Quan tâm

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán VPS eKYC Online nhanh chóng và đơn giản

Thị trường chứng khoán Việt Nam với tiềm năng lớn sẽ là một kênh tài chính thu hút nhiều nhà đầu tư trong thời...

Tuyển CTV, chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán làm việc online

Mô tả công việc: - Tìm kiếm khách hàng tiềm năng - Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng trong quá trình giao dịch - Tư vấn,...