Ba ngân hàng mua bắt buộc lỗ luỹ kế gần 66.000 tỷ đồng


Cụ thể, báo cáo cho biết, năm 2018 lỗ lũy kế của Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) là 15.412 tỷ đồng, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CB) là 29.755 tỷ đồng, Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GP.Bank) là 13.380 tỷ đồng; năm 2019 lỗ lũy kế của các ngân hàng này lần lượt là 17.971 tỷ đồng, 31.681 tỷ đồng và 16.280 tỷ đồng.

Về hoạt động ngân hàng, mua bán nợ, báo cáo cho hay, một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước. Đó là, Ngân hàng TMCP Đại chúng 13.656 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Tp.HCM 8.654 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Bảo Việt 3.153 tỷ đồng, Ngân hàng Shinhan Bank 132 tỷ đồng, Ngân hàng Mizuho Tp.HCM 192 tỷ đồng, Ngân hàng Busan – Chi nhánh Tp.HCM 83 tỷ đồng, Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga 69 tỷ đồng.

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cũng nêu rõ, kết quả kiểm toán cho thấy chưa có phương pháp cơ cấu khả thi được phê duyệt đối với 3 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua bắt buộc trong khi tình hình tài chính của các ngân hàng này trở nên cực khó khăn, lỗ lũy kế tiếp tục tăng, như nêu ở trên.

Không chỉ thế, hoạt động mua bán nợ xấu theo giá thị trường của công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) còn hạn chế, đến 31/12/2019 tổng số nợ xấu mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt (hay mua nợ theo giá thị trường) là 3.599 tỷ đồng, chỉ chiếm 3,25% tổng số nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt là 110.694 tỷ đồng.

Theo Thế Anh

Nhịp sống công ty


— Bài viết lấy từ Cafef —

Tin Mới

Quan tâm

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán VPS eKYC Online nhanh chóng và đơn giản

Thị trường chứng khoán Việt Nam với tiềm năng lớn sẽ là một kênh tài chính thu hút nhiều nhà đầu tư trong thời...

Tuyển CTV, chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán làm việc online

Mô tả công việc: - Tìm kiếm khách hàng tiềm năng - Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng trong quá trình giao dịch - Tư vấn,...