Loạt cổ phiếu dược tăng trần khi được cấp phép nhập khẩu vắc xin SARS-CoV-2


Cục Quản lý dược thuộc Bộ Y tế mới đây đã cập nhật danh sách mới nhất của 36 công ty đủ điều kiện kinh doanh, xuất nhập khẩu và bảo quản vắc xin, trong đó có ngừa SARS-CoV-2.

Với các vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt dùng trong thực trạng khẩn cấp (từ các cơ sở sản xuất: AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Johnson & Johnson …), Bộ Y tế sẽ xem xét phê duyệt trong thời gian 5 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và kèm theo ủy quyền chính thức của cơ sở sản xuất vắc xin SARS-CoV-2. Với các vắc xin khác thì phê duyệt trong vòng 10 ngày.

Các đơn vị, công ty, tổ chức có nhu cầu nhập khẩu vắc xin ngừa SARS-CoV-2 có thể liên lạc với các công ty này. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc việc tiếp cận nguồn cung ứng vắc xin từ nhà sản xuất.

Trong danh sách 36 công ty trên, một số cái tên đáng chú ý có liên quan đến các công ty đang được giao dịch trên sàn chứng khoán và cổ phiếu các đơn vị này đang tăng mạnh, thậm chí dư mua giá trần.

Loạt cổ phiếu dược tăng trần khi được cấp phép nhập khẩu vắc xin SARS-CoV-2 - Ảnh 1.

một số công ty đủ điều kiện nhập khẩu vắc xin có liên quan công ty trên sàn.

4 cổ phiếu đồng loạt tăng trần

sau khi có tên trong danh sách trên, cổ phiếu Dược phẩm Bến Tre ( HNX: DBT ) có 2 phiên tăng trần liên tiếp lên mức giá 14.050 đồng/cp. Tại mức này, giá trị vốn hóa của công ty dược cũng chưa đến 200 tỷ đồng.

Cổ phiếu Dược phẩm Trung ương CPC1 ( UPCoM: DP1 ) cũng tăng trần 2 phiên liên tiếp, vừa thiết lập mức đỉnh lịch sử 31.500 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu hàng chục ngàn đơn vị, trong khi trước đây chỉ giao dịch vài nghìn cổ phiếu hoặc thậm chí không có giao dịch.

Cổ phiếu Dược – thiết bị Y tế Đà Nẵng ( UPCoM: DDN ) cũng tương tự tăng trần 2 phiên lên 14.600 đồng/cp. Lượng dư mua trần còn 143.000 cổ phiếu phiên hôm nay, cao đột biến so với mức bình quân 17.000 đơn vị/phiên trong năm qua.

Cổ phiếu Y Dược phẩm Vimedimex ( HoSE: VMD ) cũng tăng trần trong phiên hôm nay đạt 27.800 đồng/cp, cao nhất từ năm 2016 đến nay. Lượng dư mua cũng còn hàng chục ngàn cổ phiếu so với thanh khoản bình quân chưa đến 3.000 cổ phiếu/phiên trong năm gần nhất.

Loạt cổ phiếu dược tăng trần khi được cấp phép nhập khẩu vắc xin SARS-CoV-2 - Ảnh 2.

Giá và thanh khoản một số cổ phiếu dược trong phiên 3/6. Bảng giá KBSV.

CDP, YTC, DVN không có nhiều tín hiệu

Tuy nhiên một số cổ phiếu khác dù trong danh sách được phép nhập khẩu vắc xin vẫn không được chú ý. Cổ phiếu Xuất nhập khẩu Y tế Tp Hồ Chí Minh ( UPCoM: YTC ) hầu như không có giao dịch từ đầu năm, khi đang đứng ở 76.000 đồng/cp.

Cổ phiếu của Dược phẩm Trung ương Codupha ( UPCoM: CDP ) thậm chí còn giảm sâu về 16.000 đồng/cp, Tuy nhiên đã tăng đến 86% trong công đoạn từ 25/5 đến nay. Thanh khoản đạt hàng chục nghìn cổ phiếu, so với vài nghìn cổ phiếu hoặc không có giao dịch như trước đây.

Dù không trực tiếp có tên trong danh sách công ty đủ điều kiện nhập khẩu vắc xin, Tuy nhiên Tổng công ty Dược Việt Nam ( UPCoM: DVN ) lại có nhiều đơn vị thuộc danh sách này. Hiện Dược Việt Nam là công ty mẹ nắm giữ 65,4% cổ phần DP1 và 66,35% cổ phần CDP.

Không chỉ vậy tổng công ty này còn sở hữu hơn 41% tại Xuất nhập khẩu Y tế Việt Nam, 15% cổ phần Sanofi Việt Nam, hơn 10% tại Y Dược phẩm Vimedimex và 9,9% cổ phần Dược liệu Trung Ương 2.

Tuy nhiên, cổ phiếu DVN chỉ tăng nhẹ trong các phiên gần đây, chốt phiên giao dịch ngày 3/6 tại mức giá 18.200 đồng/cp.


— Nguồn lấy từ: Cafef —

Tin Mới

Quan tâm

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán VPS eKYC Online nhanh chóng và đơn giản

Thị trường chứng khoán Việt Nam với tiềm năng lớn sẽ là một kênh tài chính thu hút nhiều nhà đầu tư trong thời...

Tuyển CTV, chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán làm việc online

Mô tả công việc: - Tìm kiếm khách hàng tiềm năng - Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng trong quá trình giao dịch - Tư vấn,...