15 bí quyết thành công từ những nữ doanh nhân ‘unicorn’


15 bí quyết thành công từ những nữ doanh nhân ‘unicorn’

Năm 2013, nhà đầu tư mạo hiểm Aileen Lee đã sử dụng cụm từ ‘unicorn’ để miêu tả những công ty startup có giá trị trên 1 tỷ USD. Những năm sau đó, cụm từ này trở thành thuật ngữ trong giới kinh doanh. Khi các tổ chức đầu tư mạo hiểm đổ tiền vào những công ty khởi nghiệp hứa hẹn thì ngày càng có nhiều công ty đạt được tiêu chuẩn ‘unicorn’.

công ty nghiên cứu dữ liệu công nghiệp CB Insights thống kê có tổng cộng 445 công ty unicorn trên toàn thế giới. Trong số đó, những công ty do nữ giới sáng lập ngày càng gia tăng: Năm 2019, có 21 công ty unicorn do phụ nữ sáng lập. Khi đạt tiêu chuẩn này, những người sáng lập của các công ty đó cũng tăng thêm sự chú ý và uy thế.

Dưới đây là 15 tấm gương nữ doanh nhân và một vài bí quyết thành công của họ.

1. Kết hợp giữa bền bỉ và can đảm


Julia Hartz

“Tôi nghĩ kinh doanh là kết hợp giữa sự đam mê bền bỉ việc giải quyết vấn đề với sự can đảm không sợ thất bại. Đó là điều tôi muốn nói với những người theo học trường lớp kinh doanh, những người hay nghĩ rằng chỉ cần bước ra ngoài và thành lập công ty thành công thì bạn là một doanh nhân ít thất bại nhất. Kỳ thực, đó là bài tập của nhiều khoảnh khắc thử nghiệm và thất bại, không lần nào giống lần nào. Bạn phải chuẩn bị tâm lý trước rằng mọi thứ sẽ không diễn ra như những gì dự kiến. Tuy nhiên bằng cách nào đó, bạn phải tự trang bị sự lạc quan không lai chuyển”.

– Julia Hartz, đồng sáng lập và CEO (Giám đốc điều hành) Eventbrite, chia sẻ vào năm 2017.

2. Khuyến khích đội nhóm dám ước mơ lớn giống bạn


Jennifer Hyman

“Người sếp tệ nhất của tôi từng bảo rằng tôi đe dọa ông ấy và ông ấy sẽ thấy hân hoan hơn khi tôi im lặng trong những buổi họp. Sau đó, tôi nhận ra những người sếp tồi tệ sẽ khiến mọi người xung quanh họ trở nên nhỏ bé hơn và khiến họ tin rằng kinh doanh và cuộc sống là một trò chơi có tổng bằng 0. Một người sếp tuyệt vời thì làm điều ngược lại. Người ấy sẽ khiến đội nhóm có những suy nghĩ lớn lao và chắp cánh cho những ý tưởng của họ. Người ấy sẽ trao cho đồng đội thật nhiều cơ hội để hoàn thiện và thuyết phục rằng họ có thể đạt được những điều tốt đẹp hơn và mơ ước lớn hơn cho sự nghiệp”.

– Jennifer Hyman, đồng sáng lập và CEO củaa Rent the Runway, chia sẻ vào năm 2017.

3. Tiến về phía trước


Payal Kadakia

“Nếu bạn tin tưởng toàn tâm toàn ý vào nhiệm vụ của mình, bạn có thể vượt qua mọi thứ. Nếu trong lòng bạn có chút nghi hoặc nào, hãy nói chuyện với người tư vấn hay cố vấn (người có thể giúp bạn kết nối lại với nhiệm vụ của mình), bởi vì đôi khi chúng ta sẽ quên đi mục đích ban đầu khi bận rộn với công việc. Do vậy, kết nối lại là việc thực sự quan trọng, và tiếp tục tiến tới. Điều tệ nhất chính là khi rơi vào tình trạng không có gì xảy ra. Đối với tôi, đó là án tử cho bất kỳ công ty nào. Bạn phải làm những gì cần làm để giữ cho bộ máy hoạt động hoặc khởi động tinh thần trở lại. Cứ tiến về phía trước”.

– Payal Kadakia, người sáng lập của ClassPass, chia sẻ vào năm 2018.

4. Lựa chọn đúng nhà đầu tư và đối tác


Huda Kattan

“Chúng tôi từng nhiều lần đụng mặt những người dùng lời ngon tiếng, vì họ nghĩ rằng chúng tôi là những phụ nữ ngây thơ sẵn sàng đánh đổi tất cả để có thể khởi nghiệp. Thành thật mà nói, đó là một trong những bài học lớn nhất cho chúng ta: Hãy chân thật với những giá trị mà công ty chúng ta mang lại, và không để người khác xem thường chỉ vì chúng ta là phái nữ. Là phụ nữ đứng sau một doanh nghiệp phát triển ồ ạt không phải điều dễ dàng, hành trình tìm kiếm nhà đầu tư và đối tác thích hợp đã chứng minh cho điều đó.

Và khi chúng ta đặc biệt nói về những đối tác đầu tư, tôi muốn lưu ý rằng bài học này đến từ nhiều trải nghiệm khác nhau trong suốt quá trình xây dựng doanh nghiệp, không chỉ là giai đoạn tìm nguồn vốn đầu tư. Chúng tôi trải nghiệm cách thức kinh doanh này từ một số nhà sản xuất, nhà bán lẻ, đến những cổ đông khi Huda Beauty vừa khởi nghiệp. Đừng nghĩ những người hay trang điểm như chúng tôi chẳng biết gì về tài chính và kinh doanh cả”.

– Huda Kattan, người sáng lập của Huda Beauty, chia sẻ vào đầu năm nay.

5. Thoát khỏi suy nghĩ lối mòn


Katrina Lake

“Mỗi khi rơi vào lối mòn, cần một góc nhìn mới hay đại loại như thế, làm mới chắc chắn là một trong những lựa chọn đầu tiên của tôi. Tôi vẫn hay hỏi bản thân, vấn đề mà tôi đang cố gắng giải quyết là gì? Rất nhiều lần, chúng ta nghĩ đến việc sáng tạo ra những giải pháp, về những thứ mà chúng ta đang có và làm thế nào để tốt hơn? Tôi nghĩ rằng tốt hơn hết là làm mới lại từ đầu và hãy nghĩ đến việc nếu chúng ta có thể sáng tạo lại tất cả, chúng ta sẽ làm gì để thế giới trở nên lý tưởng hơn?

Chúng tôi thực hành điều này, đặt ra câu hỏi làm thế nào Southwest Airlines làm được điều này hay làm thế nào Starbucks làm được điều kia? Nghĩ về những công ty có mô hình kinh doanh khác nhau và cách họ đối mặt với thử thách”.

– Katrina Lake, nhà sáng lập và CEO củaa Stitchfix, chia sẻ trong năm 2017.

6. Đừng chỉ tập trung vào giá trị


Stefania Mallett

“Thu hút được nhiều vốn đầu tư hay đạt đến tiêu chuẩn của một unicorn là việc tốt Tuy nhiên không phải mục đích, mục đích của việc kinh doanh là phát triển một công ty thành công, có thể mang lại sự vui vẻ, hạnh phúc cho nhân viên và khách hàng.

Chúng tôi sẽ ăn những chiếc bánh cupcake có hình kỳ lân trên đó. Điều đó tốn khoảng nửa giờ thôi, sau đó chúng tôi quay lại với công việc”.

– Stefania Mallett, đồng sáng lập và CEO củaa ezCater, chia sẻ khi công ty đạt giá trị 1 tỷ USD.

7. Tạo ra sản phẩm mà bạn cần


Pat McGrath

“Ký ức đầu tiên của tôi chính là nhìn thấy mẹ trang điểm. Bà ám ảnh với việc làm đẹp, những bộ sưu tập trang điểm và thử nghiệm chúng. Tôi nghĩ nhiều nam nữ thanh niên cũng có cùng trải nghiệm như thế. Khi tôi còn nhỏ, không có nhiều tông phấn nền dành cho nước da tối như hiện tại. Do vậy, những ký ức đầu tiên của tôi về việc trang điểm dính liền với việc thử nghiệm, tạo ra công thức mới, chơi đùa với nhiều mảng màu để phối, trộn, tạo ra thứ gì đó phù hợp với nước da của tôi”.

– Pat McGrath, nghệ nhân trang điểm và nhà sáng lập của McGrath Labs, chia sẻ trong năm 2017.

8. Hãy kiên trì


Melanie Perkins

“Mỗi khi chúng tôi gặp câu hỏi khó từ nhà đầu tư hay biết lý do họ không chịu đầu tư, chúng tôi tập trung vào những gì chúng tôi có thể thay đổi. Tôi đọc lại bản trình bày kế hoạch kinh doanh sau mỗi cuộc họp, cứ làm như thế, mỗi năm nhiều hơn 100 lần, để trả lời những câu hỏi hay tìm ra lý do cho việc từ chối từ lần trước. sau khi bị từ chối 100 lần, điều mọi người thường làm là dừng lại, Tuy nhiên bạn phải kiên trì. Tôi sẽ tiếp tục dồn năng lượng vào những thứ tôi có thể điều chỉnh và cải biến, cố gắng tìm cho ra người tin vào tầm nhìn của tôi và chịu đầu tư vào tôi”.

– Melanie Perkins, đồng sáng lập và CEO củaa Canva, chia sẻ trong năm 2019.

9. Kiến thức chính là sức mạnh


Kathryn Petralia

“Sự tự tin bắt nguồn nhiều từ kiến thức. Với những người khởi nghiệp, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của họ rất quan trọng, và mọi người sẽ nhìn vào bạn như thể bạn là người biết tất cả, tất nhiên không phải theo hướng tiêu cực”.

– Kathryn Petralia, đồng sáng lập của Kabbage, chia sẻ trong năm 2018.

10. Cân nhắc những nguồn đầu tư khác


Reshma Shetty

“Hầu hết nhà đầu tư muốn người điều hành có kinh nghiệm, bởi vì cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nên không phải lúc nào tiền cũng dư dả. Chúng tôi nộp đơn cho nhiều hợp đồng Chính phủ để có dòng tiền vào. Các nhà đầu tư thì hay đặt ra kỳ hạn cho sự đầu tư của họ bởi vì họ cần nhìn thấy con số lợi nhuận. Bằng cách tập trung vào những nguồn vốn khác, chúng tôi dành những năm thành lập để đầu tư và hoàn thiện nền tảng công nghệ và mô hình kinh doanh. Điều này đã tạo nên một nền văn hóa sáng tạo và giỏi xoay xở trong công ty chúng tôi”.

– Reshma Shetty, đồng sáng lập của Ginkgo Bioworks, chia sẻ trong năm 2019.

11. Yêu cầu giúp đỡ


Kendra Scott

“Nhiều người nghĩ rằng đó là dấu hiệu của sự yếu đuối, Tuy nhiên yêu cầu giúp đỡ chính là dấu hiệu của sức mạnh. Và con người có bản năng tự nhiên là muốn giúp đỡ người khác”.

– Kendra Scott, nhà sáng lập và CEO củaa Kendra Scott, chia sẻ trong năm 2015.

12. Đừng ngần ngại để người xấu ra đi


Adi Tatarko

“Chồng tôi, người đồng sáng lập Alon Cohen, và tôi xác định tuyển dụng là việc vô cùng quan trọng, chúng tôi đã đầu tư nhiều thời gian và năng lượng để tuyển dụng những người tốt nhất từ ban đầu.

Đôi khi, do bạn đầu tư quá nhiều vào quá trình tuyển dụng, bạn khó từ bỏ những người mà bạn đang có, thừa nhận một ai đó không phù hợp nữa là điều khó khăn. Đầu tư vào quá trình tuyển dụng sẽ giúp giảm thiểu sai sót.

Khi một ai đó không phù hợp nữa, tốt hơn là để họ ra đi sớm. Trong giai đoạn đầu, tôi thật sự khốn đốn trong việc để một ai đó ra đi Tuy nhiên cuối cùng, tôi cũng học được rằng níu kéo chỉ làm ảnh hưởng xấu thêm tới những người khác mà thôi”.

– Adi Tatarko, CEO và đồng sáng lập của Houzz, chia sẻ trong năm 2016.

13. Hãy thực tế Tuy nhiên đừng để điều đó hạn chế bạn


Julie Wainwright

“Khi hội họp với các nhà đầu tư, tôi là một phụ nữ đáng tuổi mẹ họ, tôi muốn thành lập một doanh nghiệp thời trang và tôi muốn sử dụng một quan niệm khác thường. Tôi biết mình sẽ phải nghe nhiều lời từ chối”.

– Julie Wainwright, nhà sáng lập và CEO củaa TheRealReal, chia sẻ trong năm 2018.

14. Đừng ngần ngại dấn thân vào những lĩnh vực bạn chưa biết


Emily Weiss

“Tôi biết về hình thức công ty làm đẹp mà tôi muốn thành lập Tuy nhiên tôi không biết gì việc vận hành công ty cả. Vào ngày thành lập, đội nhóm 15 người chúng tôi tập trung quanh một laptop để xem đơn hàng gửi đến, rồi chuyển qua nhờ Uber vận chuyển trong New York. Tôi đã học đi học lại ý nghĩa của việc vận hành tại mỗi giai đoạn phát triển bằng cách nói chuyện với những chuyên gia và lắng nghe khách hàng, và chúng tôi đã thành lập một đội nhóm mạnh mẽ để quản lý dây chuyền cung ứng và vận hành nhà kho. Cho đến giờ, đó vẫn là một thử thách”.

– Emily Weiss, nhà sáng lập và CEO củaa Glossier, chia sẻ trong năm 2019.

15. Tuyển đúng người


Anne Wojcicki

“Tuyển dụng là một trong những việc khó nhất. Có nhiều người vừa giỏi vừa khiêm tốn Tuy nhiên cũng có nhiều người giỏi thích khoe mẽ. Và chúng tôi nghiêng về sự khiêm tốn. Có được những đồng đội luôn cởi mở trước những phản hồi và đóng góp mang tính xây dựng, sẵn lòng học hỏi những lĩnh vực mới là điều thực sự quan trọng. Đó là một trong những nhân tố làm nên sự thành công, giúp chúng tôi phát triển và thu hút thêm nhiều người khác nữa bởi vì chúng tôi là một đội nhóm gồm những người thực sự ham thích học hỏi từ người khác và không ngừng học hỏi”.

– Anne Wojcicki, nhà sáng lập và CEO củaa 23andMe, chia sẻ trong năm 2018.

Tuệ Nhiên (Theo Entrepreneur)

FILI




— Trích dẫn: VietStock —